Thường thì mọi người hay hát vì cảm xúc, vui thì hát, đôi khi buồn cũng hát. Hát vì sở thích, đơn giản vậy thôi. Nhưng khi đã đi theo con đường ca hát thì hát trở thành 1 bộ môn cần học tập, rèn luyện. Và công việc đầu tiên của người học hát đó là luyện thanh nhạc. Dưới đây là những bài luyện thanh nhạc cơ bản nhưng vô cùng hữu ích.

hoc-thanh-nhac-co-ban

Bài 1:

Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra. “Hơi thở đúng, âm thanh đẹp”, đó là câu châm ngôn của người ca hát. Hơi thở đúng sẽ giúp đặt vị trí âm thanh đúng, làm cho tiếng vang đẹp.

Bài 2:

Luyện thanh, làm cho giọng hát dần dần hoạt động được linh hoạt. Luyện thanh không chỉ đơn thuần là sự “khởi động” giọng hát, mà còn thực hiện những “khởi động” trong lĩnh vực cảm xúc và những hưng phấn sáng tạo.

Bài 3:

Luyện thanh buổi sáng từ 15 – 25 phút, luyện dần dần từ thấp tới cao, từ dễ đến khó. Không nên bắt đầu ngay buổi tập luyện thanh với những nốt cao. Trước khi biểu diễn cũng phải luyện thanh kỹ. Tuyệt đối không bao giờ hát khi chưa luyện thanh, giọng hát không có sự chuẩn bị đã phải hoạt động căng thẳng ngay.

Bài 4:

Luôn luôn giữ cho dây thanh ẩm và có chất nhầy loãng bằng cách uống nước, nước trái cây, trà thảo mộc. Không nên dùng caffein vì caffein có tính khử nước thay vì tạo nước. Trong trường hợp bạn đã nghiện cà phê, bạn nên uống ít một và phải uống nhiều nước sau đó. Tốt nhất bạn nên tập bỏ uống cà phê. Nên giữ cho nhà và nơi làm việc của mình không bị khô quá, tốt nhất độ ẩm luôn đạt 30% hoặc hơn.

Bài 5:

Tránh khạc mạnh để làm sạch cổ họng, động tác này dễ gây tổn thương mô của dây thanh. Nên uống từng ngụm nước nhỏ thay vì khạc. Súc họng và rửa mũi bằng nước muối. Các nhà thanh học khuyên khi súc họng cho thêm ít sô-đa vào dung dịch muối. Xông mũi họng cũng rất tốt .

Bài 6:

Hạn chế các thức ăn kích thích như: cà phê, sôcôla, thức ăn cay, nhiều chất béo. Nên ăn nhiều lần hơn ăn 1, 2 lần nhưng ăn nhiều. Không nên mặc quần hay thắt lưng chặt. Ngủ gối cao. Sử dụng các loại thuốc làm giảm acid.

Bài 7:

Súc miệng với nước muối ấm: Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng xua được cảm giác đau rát cổ họng. Bạn có thể pha 1 thìa muối với khoảng 250 ml nước lọc ấm và súc miệng mỗi giờ một lần.

Bài 8:

Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại “thảo dược” thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.

Bài 9:

Vỏ xoài và nước lọc: Bạn hãy pha 10 ml nước vỏ xoài với 125 ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc miệng hằng ngày.

Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra.

Một việc làm quan trọng để bảo vệ giọng hát đó là việc luyện thanh hàng ngày.

Chỉ cần bạn luyện tập thanh nhạc theo những bài tập trên thì chỉ sau 1 thời gian trình độ thanh nhạc của bạn sẽ phát triển hơn hẳn. đạt trình độ chuyên nghiệp hơn, bạn sẽ cảm nhận được nghệ thuật trong từng câu hát, từng bài hát thay vì hát vu vơ theo sở thích.

Luyện thanh cơ bản là công việc hàng ngày nếu bạn có ý định đi theo con đường ca hát nhưng để vững bước trên con đường nghệ thuật bạn cần có những khóa học thanh nhạc cơ bản để đảm bảo mình không đi sai hướng. Ngoài ra những khóa học Organ hay khóa học guitar đệm hát cũng là những lựa chọn thú vị cho những ai yêu ca hát.

Bình luận