Bạn say mê với những giai điệu rộn ràng, sôi động mà đàn organ mang lại, bạn cũng luôn mong muốn được thể hiện những nét cá tính của mình trên mỗi bản nhạc nhưng bạn lại băn khoăn không biết làm sao để có thể chơi tốt một bản nhạc . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bí kíp học đàn Organ sau nhé.

Bí kíp học đàn organ nhanh chóng thành công dành cho người mới bắt đầu

Bí kíp học đàn organ nhanh chóng thành công dành cho người mới bắt đầu

1. Tìm một tài liệu đào tạo tốt

Bạn có thể tìm thấy được rất nhiều nguồn tài liệu trên các website hướng dẫn về cách chơi đàn Organ. Lời khuyên cho bạn là đừng nên tham có thể đọc hiểu và thực hành tất cả các tài liệu trên mạng. Hãy chọn những tài liệu phù hợp với trình độ thực tế mà bạn đang có. rồi từng bước

Nếu bạn muốn tự học đàn Organ, bạn phải lập ra một kế hoạch học tập một cách có kỷ luật. Bạn không nên tự ý nhảy từ bài học này đến bài học khác. Việc “nhảy cóc” khi chưa hoàn thiện các kỹ năng cơ bản sẽ khiến bạn càng mất nhiều thời gian mà thôi . Hãy tìm một phương pháp giảng dạy + tài liệu phù hợp để bạn có thể cảm thấy thoải mái, nhanh chóng tiếp thu được và đạt hiệu quả cao nhất.

2. Tập trung thời gian để tìm hiểu một vấn đề

Để chơi đàn organ giỏi, hai tay phải hoạt động liên tục và tách biệt. Nhưng bạn có thể làm cho việc học của bạn dễ dàng hơn nếu bạn chỉ bắt đầu tập trung vào từng bàn tay. Phương pháp  học tập của bạn là từng bước một. Bạn có thể bắt đầu học đàn Organ với bàn tay phải. Sau khi nắm bắt những nguyên lý cơ bản mới tiếp tục qua tay trái. Hãy tập trung vào bàn tay của bạn trước khi thử trên bàn đạp chân. Đừng vội, học đàn organ là cả một quá trình. Quá nóng lòng thành công không những không giúp gì được bạn mà càng làm cho bạn rối thêm mà thôi.

3. Thời gian luyện tập phù hợp

Thực hành mỗi bài học nhanh chóng và dứt điểm để nâng cao khả năng nhanh chóng

Thực hành mỗi bài học nhanh chóng và dứt điểm để nâng cao khả năng nhanh chóng

Khi mới bắt đầu học đàn Organ, nhiều người vừa say mê vừa có tâm lý nóng vội nên dễ bị cuốn vào luyện tập liên tục không ngưng nghỉ. Nhưng nên lưu ý, để nhanh chóng thích nghi với việc chơi đàn organ một cách hiệu quả,  bạn cần chia nhỏ những mốc thời gian từ 15 phút đến 30 phút. Sau đó quen dần mới tiếp tục nâng các mốc thời gian lên thành 1 tiếng ….Điều này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng ở ngón tay và cánh tay của bạn mà còn giúp bạn rất nhiều trong việc học nhấn phím đàn đúng tư thế, đúng cách.  Bạn có thể di chuyển bàn tay của bạn trên các phím và các bài tập sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng hơn rất nhiều.

4. Dùng phần đệm hòa âm tự động của cây đàn.

Bạn cần vận động linh hoạt bàn tay khi chơi đàn. Tay trái bạn nhấn hợp âm (tiếng piano) đồng thời bạn nhẩm giai điệu của tay phải. Sau giai đoạn này, bạn có thể mở phần điệu lên và ráp tay phải vô. Tay phải thì bạn tập giống như trên. Lưu ý, khi bạn nhấn các hợp âm đệm tay trái không nhất thiết phải bấm các hợp âm gốc, bạn cần chuyển đổi các thể đảo của hợp âm để ngón tay trái không phải nhảy xa.

Điều quan trọng hơn nữa là khi bạn nhấn hợp âm ở tay trái (chơi hoàn thiện bản nhạc) bạn không nên giữ hợp âm mà nên bấm đệm ngắt để rồi sau đó bấm chuyển đổi sang các hợp âm khác được nhanh hơn và do tay trái còn phải thao tác xử lý bấm các nút dồn trống tự động (Fill) hoặc còn phải bấm đổi tiếng (voice)…

5 Sử dụng metronome (máy đếm nhịp)

Những metronome trang bị sẵn trên cây đàn organ là một thiết bị rất hữu ích để giúp bạn tự học  tốt và cải thiện được khả năng chơi đàn organ của bạn. Bạn có thể tạo lập một tốc độ để có thể tập luyện theo. Về lâu dài, khi mức độ nhạy cảm của bạn với tốc độ của từng điệu đã nhuần nhuyễn, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều.

Học đàn Organ đòi hỏi người học tập phải tập trung cao độ và phải tìm được phương pháp học tập sao cho đúng cách và theo đó để luyện tập mỗi ngày. Chúc bạn thành công!

Hoặc bạn có thể tham khảo các khóa học đàn Organ

Bình luận