Một trong những phương pháp dạy học âm nhạc tại SÔNG THU dụng theo Giáo Sư Trần Văn Khê:

1.-Học mà chơi, chơi mà học. Lớp học là phòng chơi . Những nhạc cụ đơn giản như thanh tre, song lang, trống nhỏ thanh la, châp choã là những «đồ chơỉ »
2.-Học hát truớc khi học đọc và chép nhạc
3.-Dạy ca, hát, đàn, đánh trống v.v.. theo phuong pháp truyền khẩu, truyền ngón. Không theo cách ký âm và đọc nhac
4.-Dạy tiết tấu, nhịp phách, trước khi dạy giai điệu, bài ca.
( Lý do : Tiết tấu đi theo cuộc đời của một con người từ lúc còn trong bào thai.
Lúc bào thai được 3,4 tháng đã nghe nhịp nhảy của trái tim người mẹ.
Từ 7,8 tháng đã nghe nhịp nhảy của trái tim của bào thai dẵ tượng hình.
Vừa ra khỏi lòng mẹ, sau tiếng khóc đã biết thở ra hít vào, nhận thức được tuết tấu hơi thở.
Mẹ đưa võng đưa nôi theo tiết tấu của võng đưa.
Lớn lên ra đường thấy tiết tấu của người đi qua lại, của những người gánh gồng, của ngọn tre đầu làng phất phơ theo gió, thủy triều lên xuống, ngày tiếp theo đêm.
Đó là tiết tấu trong thiên nhiên , trong cuôc đời. Dạy tiết tấu là dạy cho trẻ em hoà hợp với cuộc sống. Các em sẽ tiếp thu rất mau và rất hào hứng khi học tiết tấu.)
5.-.-Huấn luyện lổ tai nghe tiếng nhạc và trí nhớ giữ lại trong đầu tiếng nhạc trước khi huấn luyện con mắt đọc nhạc và bán tay đàn ,phản xạ theo những tín hiệu đọc bằng mắt.
6.-.-Các môn học được lựa tuần tự :
Từ cụ thể tới trừu tượng
Từ gần tới xa
Từ quen đến lạ
Từ cái biết đến cái không biết
Từ giản dị tới phức tạp.
7.- Ca, hát, nhịp đi liền với múa. Dạy những động tác cơ bản múa dân tộc : tay trắng tay đen, có trên có dưới , có tả có hữu, có đầu có đuôi trong hát bội ; đưổn ngón trong hát chèo v.v..
8. Ca dao, đồng dao : Gợi cho các em sáng tác những câu mới sau khi học những bài căn bản
9.– cho các em nhìn , rờ và sử dụng, những cây đàn dân gian, thanh tre, trống nhỏ, song lang, phách gỗ, thanh la, chập choã trước khi cho xem nhìn, nghe và vẽ lại những nhạc cụ thông thường, như đàn kìm (đàn nguyệt ) đàn cò (đàn nhị) sáo thổi ngang, tiêu thổi dọc .
10. Đàn miệng, đánh trống miệng trước khi đánh trống thật hay thử đàn thật.

Bình luận