Trung tâm đào tạo âm nhạc và trường đào tạo âm nhạc truyền thống có những khác biệt cơ bản nào?. Trong bài viết này, âm nhạc Sông Thu sẽ chia sẻ đến mọi người sự khác nhau cơ bản giữa 2 mô hình đào tạo này. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người có những góc nhìn khách quan hơn, hiểu đúng hơn và có những lựa chọn chính xác hơn cho những nhu cầu thực tế của mình.

Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng: Dù là trường đào tạo âm nhạc truyền thống như: nhạc viện; trường văn hóa nghệ thuật ( hầu như các Tỉnh/Thành trên cả nước đều có trường đào tạo âm nhạc dạng như này); có thể chuyên biệt hoặc có thể gộp chung trong 1 ngành của trường sư phạm… hay các trung tâm đào tạo âm nhạc thì điểm chung nhất vẫn hướng đến việc tôi luyện, định hướng và chắp cánh ước mơ cho những tài năng âm nhạc. Ở Việt Nam, việc học nhạc thường gói gọn trong một số ngành học cơ bản như: Học nhạc cụ; học thanh nhạc; học nhạc lý; học sáng tác âm nhạc….Cùng đi sâu vào thực tế chúng ta sẽ nhận biết được sự khác nhau cơ bản giữa 2 mô hình đào tạo này, cụ thể như sau:

  1. Tiêu chuẩn tuyển chọn

Các trường đào tạo âm nhạc truyền thống thường đòi hỏi sinh viên/học viên phải có những kiến thức cơ bản về nhạc lý, phải có tối thiểu chuyên môn ngành học để có thể vượt qua vòng loại. Ví dụ: Nếu muốn học thanh nhạc, ít nhất sinh viên và học viên phải có giọng hát tương đối tốt kèm theo kiến thức chuyên môn về ký – xướng âm; hiểu biết về tiết tấu; nhịp phách…chưa kể phải thi kèm các môn khác theo quy định của bộ giáo dục.

Ngược lại, các trung tâm đào tạo âm nhạc sẽ đơn giản hóa việc này rất nhiều. Về cơ bản học viên sẽ được kiểm tra sơ bộ trình độ chuyên môn và sắp lớp phù hợp mà học viên không cần phải thi bất kỳ một môn nào thêm.

2. Thời gian đào tạo

Tùy theo các hệ đào tạo mà học viên/sinh viên đăng ký, thời gian theo học tại các trường đào tạo âm nhạc truyền thống sẽ mất từ 2 năm đến 9 năm. Để hoàn thành được khóa đào tạo, bắt buộc các học viên/ sinh viên phải theo một thời khóa biểu cố định và hầu như đều không được quyền thay đổi các mốc thời gian định sẵn trong lịch học.

Với các trung tâm đào tạo âm nhạc, thời gian học hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của học viên. Nếu muốn rèn luyện để đi theo con đường chuyên nghiệp, học viên có thể đăng ký học dài hơi hơn. Hoặc nếu chỉ học để làm quen với âm nhạc, để có thể tự đàn và hát những bài hát mình yêu thích, học viên hoàn toàn có thể đăng ký những khóa ngắn hạn chỉ từ 3 đến 6 tháng… và quan trọng nhất vẫn là: thời gian do học viên được toàn quyền lựa chọn, quyết định. Các trung tâm đào tạo âm nhạc phải làm mọi cách để có thể truyền tải và hướng dẫn cho các học viên một cách đầy đủ, hiệu quả nhất từ nhạc lý đến thực hành. Giúp cho học viên có thể đạt được kết quả mong muốn và hài lòng với những gì đạt được cho dù xuất phát điểm về năng khiếu của học viên có thể rất hạn chế.

3. Áp lực học tập, thi cử

Khi đã xác định vào học các trường đào tạo âm nhạc truyền thống, điều cốt yếu để có thể hoàn thành một chương trình đào tạo kéo dài nhiều năm, học viên/sinh viên đều phải trải qua quá trình làm quen với các áp lực rất lớn từ các giáo trình định sẵn. và gần như không có cơ hội để học tiếp nếu như sinh viên/ học viên không thể hoàn thành bất kỳ một môn học nào trong các kỳ thi của quá trình đào tạo.

Niềm hân hoan của học viên sau khóa đào tạo tại trung tâm âm nhạc Sông Thu

Ngược lại, các trung tâm đào tạo âm nhạc trên cả nước đều hướng đến niềm vui, niềm say mê âm nhạc một cách tự nhiên nhất. Học viên hầu như không phải gặp bất kỳ áp lực thi cử nào, cho nên tâm lý cũng không hề bị căng cứng khi biểu diễn. Điều này cũng giúp cho học viên tự tin hơn, thoải mái hơn rất nhiều trong quá trình học tập cũng như thực hành.

Những khác biệt nêu trên không khẳng định việc một trung tâm đào tạo âm nhạc sẽ tốt hơn một trường nhạc truyền thống hoặc ngược lại. Nhưng nếu bạn có nhu cầu tìm đến âm nhạc, dù làm quen hay mong ước đi theo con đường chuyên nghiệp, cũng cần xác định đích đến phù hợp để có thể lựa chọn cho mình môi trường đào tạo phù hợp với khả năng, năng khiếu và quan trọng nhất vẫn là thời gian của bạn.

4. Quan điểm của người học

Các học viên, sinh viên trường đào tạo âm nhạc truyền thống thường mang nặng tính học thuật, có xu hướng chuyên nghiệp rõ rệt theo ngành học. Đa số khi tốt nghiệp có thể trở thành nghệ sỹ, giáo viên giảng dạy…Số ít có thể trở thành ngôi sao. Học viên đến với Trung tâm đào tạo âm nhạc thì thường có xu hướng giải trí, tập luyện và học tập không chú trọng lắm vấn đề bằng cấp. Với họ, yêu cầu thực chiến, có thể áp dụng ngay kiến thức đã học quan trọng hơn.

Trung tâm đào tạo âm nhạc Sông Thu mến chúc bạn luôn tràn ngập niềm hân hoan, hạnh phúc. Cầu mong bạn trong bất kỳ môi trường đào tạo nào, bạn cũng tìm thấy được niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống.

Bình luận